Hè đã về trong rộn ràng thanh âm của tiếng ve, trong sắc tím bằng lăng và sắc đỏ của phượng vĩ. Lòng người cũng chợt xốn xang đến lạ! Phải chăng, tháng Năm mang trong mình một điều đặc biệt? Vâng, một điều dễ hiểu thôi, tháng Năm về chúng ta lại cảm thấy nhớ về Bác – người dành trọn cả cuộc đời mình cho đất nước, non sông; Người đem lại ánh sáng tự do cho dân tộc Việt Nam.
Mùa hè đến,
tháng năm nhớ Bác
Cây phượng
hồng xào xạc ngoài sân
Hè về rộn
tiếng ve ngân
Bằng lăng hoa
tím tần ngần nhớ ai
(Trích Tháng năm nhớ Bác - Chử Văn Hòa)
Bạn đọc thân mến! Những người con đất Việt
- dù là đang sinh sống trên mảnh đất này hay là đang làm việc xa nơi xứ người,
khi được đọc lên những câu chuyện kể về Người đều bồi hồi xúc động và dành cho
Người một lòng tôn kính vô hạn. Dù bất cứ nơi đâu, tấm lòng người dân Việt luôn
hướng về Người - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại với những tình cảm trân trọng và
sâu sắc nhất.
Sinh
thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành muôn vàn tình thân yêu cho mọi người dân
Việt Nam. Trong tình cảm chung ấy, Bác Hồ đặc biệt quan tâm sâu sắc tới đồng
bào các dân tộc ít người, một bộ phận không thể tách rời trong khối đoàn kết
toàn dân tộc Việt, với những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc:
“Đồng bào Kinh hay Tày,
Mường hay Dao, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số
khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có
nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.
Trong
những năm kháng chiến, có không ít các chiến sĩ người dân tộc thiểu số đã được
gặp, được sống gần Bác, họ có không ít những kỷ niệm ấm áp về những cử chỉ ân
cần chăm sóc, những lời dặn dò giản dị mà sâu sắc của Người.
Cuốn
sách “Bác Hồ với những
người con các dân tộc” tuyển chọn và giới thiệu một số bài hồi
ký của những người từng được gặp, được sống gần Bác. Họ là những cán bộ văn hoá
như cố nhà thơ Nông Quốc Chấn, bác sỹ Y Ngông Niêk Đam,…,là đạo diễn phim
truyện (Nông Ích Đạt), là các chiến sĩ quân đội (La Văn Cầu, Triệu Hồng Thắng,
Giàng Páo Ly), là các chiễn sĩ văn công (Nay Hơvin, Lô Thanh, Hoàng Thích, Cầm
Bích…), là những người phụ nữ người dân tộc tham gia cách mạng (Nông Thị Trưng,
Vừ Mí Kẻ…), những con người khác nhau ở những vùng miền khác nhau nhưng tất cả
đều hướng về Người với những kỉ niệm của họ về Bác làm sống lại trong chúng ta
phong cách sống giản dị, gần gũi, ân tình, một tấm gương đạo đức sáng ngời.
Các
bạn thân mến! Đọc tuyển tập “Bác
Hồ với những người con các dân tộc”, ta sẽ thấy một Cụ Hồ gần
gũi, luôn quan tâm tới đồng bào, chiến sỹ :“Bác cho tôi ngồi bên cạnh, rồi hỏi
về sức khoẻ của anh em thương binh, về tình hình đoàn kết, học tập của đơn vị.
Tôi vừa trả lời vừa ngắm Bác, Bác nói chuyện vui, thân mật và dễ hiểu. thỉnh
thoảng, bác lại dùng xen tiếng dân tộc, bác phát âm, dùng từ rất đúng. Tôi càng
thêm cảm động vì thấy Bác gần gũi, thương yêu người con các dân tộc, quan tâm
đến chiến sỹ. Lòng tôn kính của tôi với Bác càng tăng lên vô hạn”.Với bác sĩ
Niek - đam thì: “Có sức mạnh nào cản nổi những dòng sông Tây Nguyên không đổ về
biển cả? Có sức mạnh nào cản nổi núi rừng Tây Nguyên không theo Cách Mạng?...”
Núi rừng Tây Nguyên luôn luôn thương nhớ và mãi mãi nghe theo Bác Hồ”. Những
lần “Theo Bác đi kháng chiến” tuy vất vả nhưng vui, những kỉ niệm đẹp mãi mãi
đọng lại cùng với lời dạy bảo của Người trên mọi nẻo đường đi kháng chiến
“lần nào gặp tôi, Bác cũng dặn phải chịu khó học tập, thương yêu đồng đội
như anh em …”
Cuốn
sách gồm 94 trang, được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2008 được coi là một
tuyển tập khá đầy đủ, phong phú về tình cảm của Bác đối với những người con các
dân tộc và được sắp xếp theo thời gian hoạt động cách mạng của Người.
Các
bạn hãy đến thư viện tìm đọc cuốn sách này nhé! Hãy mở cuốn sách này ra, các
bạn sẽ được chia sẽ tình cảm ấm áp ấy của Bác!