* Đối với học sinh:
– Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan
ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
– Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
– Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.
– Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời
báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời
can thiệp và xử lí.
– Học cách kiềm chế cảm súc.
– Tích cự tham gia vào các hoạt động tình
nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con
người các em.
* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý
giáo dục:
– Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng
sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.
– Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn
động tình nguyeenjj mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh,
giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.
– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm
khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp
thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
– Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách
phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh.
– Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể
đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.
* Đối với giáo viên
– Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm
bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng
dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.
– Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời
đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ
nhiệm haowjc tham gia giảng dạy.
– Tích cực tổ chức các hoạt động sân
trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh
hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.
– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong
sáng lành mạnh.
– Phối hợp với gia đình và nhà trường để
quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
* Đối với gia đình:
– Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành
mạnh, yêu thương cho con cái
– Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà
trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em
mình tại trường học.
Một số biện pháp để phòng tránh bạo lực học
đường khi xuất hiện những tình huống sau:....
a) Em nhận
được tin nhắn hay thư đe dọa từ người khác.
b) Một người
bạn đang có mâu thuẫn với em hẹn ở lại nói chuyện riêng sau buổi học.
c) Một nhóm
học sinh cùng trường yêu cầu em tới chỗ vắng với thái độ khó chịu, đe dọa.
d) Em vô tình
nghe thấy nhóm bạn nam cùng lớp bàn kế hoạch cuối buổi học chặn đường đánh một
bạn lớp bên cạnh
Phương
pháp giải:
- Đọc tình
huống và đề xuất các các biện pháp phù hợp để phòng tránh bạo lực học đường.
Trả
lời:
a) Em sẽ chặn
tin nhắn từ những số điện thoại/tài khoản đó. Nếu người đó vẫn tiếp tục tìm
cách khác để đe dọa em, thì sẽ chia sẻ sự việc với bố mẹ, thầy cô để nhận được
sự giúp đỡ.
b) Em sẽ đồng
ý gặp riêng bạn nhưng ở chỗ an toàn, có người xung quanh và phải giải quyết
bằng thái độ bình tĩnh, không nhờ đến sự can thiệp của người khác. Trong trường
hợp cảm thấy bị bạn đe dọa, em sẽ báo cáo sự việc với thầy, cô giáo.
c) Em sẽ không
đồng ý đi theo các bạn tới những nơi vắng vẻ, ít người. Nếu nhóm người đó tiếp
tục có thái độ đe dọa, em sẽ tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô, bố mẹ.
d) Em sẽ ngay
lập tức báo cáo chuyện đó lên thầy cô giáo để thầy cô giáo kịp thời can thiệp
và giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.