GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 35
Số lượt truy cập: 3426836
QUẢNG CÁO
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 4/28/2025 11:00:27 PM

 


"Văn nghị luận xã hội là gì?"-

- Văn nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi của dạng bài này rất rộng. Nó bao gồm những vấn đề tư tưởng, đạo lí cho đến lối sống, bên cạnh đó một đề văn nghị luận xã hội đôi khi đề cập tới những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hằng ngày.

- Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp như sau:

+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Ví dụ: Ô nhiễm môi trường, bạo lực gia đình, học đường...

+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong một nhận định (ý kiến, câu nói, châm ngôn, tục ngữ,…)

Ví dụ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây...

Nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí…

Ví dụ: lòng nhân hậu, sự lười biếng, lòng nhân ái, vị tha

- "Cách làm bài văn nghị luận xã hội?"

 Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

(a) Mở bài:

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

- Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)

- Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

(b) Thân bài:

* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).

Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)

Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):

- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

- Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)

- Mở rộng vấn đề

* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động

- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)

- Bài học hành động

- Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể

(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)

(c) Kết bài:

- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

*Nghị luận về một hiện tượng đời sống

(a) Mở bài:

- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

- ( Chuyển ý)

(b) Thân bài:

* Bước 1: Trình bày thực trạng

– Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).

Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

- Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)

- Tình hình, thực trạng trong nước (…)

- Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)

* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.

- Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:

+ Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)

+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan (…)

+ Nguyên nhân chủ quan (…)

* Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)

- Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.

- Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).

- Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại

* Bước 4: Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

- Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

+ Đối với bản thân…

+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…

+ Đối với xã hội, đất nước: …

+ Đối với toàn cầu

(c) Kết bài:

- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)

- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)

 

Vũ Thị Hồng Nụ
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Dương Thị Thu Hương
Dương Thị Thu Hương
Hiệu trưởng - 0942842370
Đinh Thị Mỹ Lệ
Đinh Thị Mỹ Lệ
Admin - 0376663787
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS SEN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3502210 - Email: thcssenthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com